Ngày nay, nhu cầu của thị trường về lắp đặt và sử dụng các loại van điều khiển ngày càng nhiều, không chỉ trong sản xuất công nghiệp mà cả trong các ứng dụng của đời sống hằng ngày. Ngoài ra, đây là loại van được đánh giá là hiện đại nhất trên thị trường hiện nay.
Van điều khiển là gì?
Van điều khiển hay còn gọi là (Control Valve) được vận hành bằng tín hiệu khí nén hoặc tín hiệu điện. Chức năng chính của van giúp điều khiển, kiểm soát lưu lượng chất lỏng trong đường ống, điều chỉnh được áp suất, nhiệt độ, khối lượng chất lỏng qua van bằng tín hiệu chuyền tới bộ điều khiển.
Thông qua van, người vận hành có thể điều khiển một cách chính xác tốc độ dòng chảy và theo dõi áp, nhiệt và lưu lượng một cách tốt nhất với các phụ kiện: cảm biến, bộ điều khiển.
Để có thể làm việc tốt trong các môi trường có áp suất, nhiệt độ cao và thay đổi thì chất liệu cấu tạo van là điều cần lưu ý. Hầu hết đều được làm bằng thép, sắt mạ, nhôm, hợp kim… để van có thiết kế cứng cáp, chắc chắn cũng như không bị ăn mòn, oxi hóa ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Các loại van điều khiển ứng dụng trong công nghiệp
Trong thực tế, người ta phân chia van điều khiển khí nén thành hai loại phổ biến nhất đó là: Van điều khiển bằng khí nén, van điều khiển khí nén bằng điện và van điều khiển tuyến tính – ON/OFF. Với mỗi loại van đều có những điểm thích hợp, đáp ứng với các công việc mà khách hàng yêu cầu.
Các loại van điều khiển khí nén
Van điều khiển bằng khí nén được chia thành nhiều loại với kiểu dáng khác nhau:
- Van bi điều khiển bằng khí nén: Van lắp trên các đường ống với kích thước nhỏ hơn chỉ từ DN15 đến DN100
- Van cánh bướm điều khiển bằng khí nén: Đây là van chuyên lắp đặt đường ống với kích thước từ DN50 đến DN1200 với van cơ có dạng cánh bướm.
- Van chữ Y điều khiển bằng khí nén hay còn được gọi là van xiên khí nén với việc điều khiển bằng 1 piston đơn có chuyển động lên xuống.
- Van 2 chiều điều khiển bằng khí nén
- Ngoài ra, còn có các loại van điều khiển khác như: Van 3 ngã điều khiển bằng khí nén, van xiên, van cầu…
Với ưu điểm nổi bật thiết kế nhỏ gọn với các chi tiết được gia công tỉ mỉ, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng và thuận tiện trong việc đấu nối, lắp ráp. Tốc độ truyền động cao và rất linh hoạt. Người dùng có thể dễ dàng điều khiển với độ chính xác cao.
Van điều khiển khí nén được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hiện nay. Sản phẩm này có 2 bộ phận chính là van cơ thông thường và điều khiển khí nén xi – lanh. Trong đó:
- Van cơ có vai trò kết nối trên đường ống giúp cho van đóng/mở để dòng lưu chất có thể lưu thông.
- Điều khiển khí nén xi – lanh là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của van điều khiển. Nó sử dụng áp lực khí nén để điều khiển hoạt động đóng/mở của van được dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Nguyên lý hoạt động của các loại van điều khiển bằng khí nén
Để van hoạt động tốt cần lắp đặt và đấu nối van vào hệ thống với các ống dẫn khí, phụ kiện đầu nối nhanh, co nối, chia hơi…Khi ta cấp một lượng khí nén vừa đù được điều khiển bằng các van điện từ 5/2, 5/3, 4/2… vào một đầu điều khiển của van. Do thiết kế của đầu điều khiển này làm cho trục của van quay theo đúng theo hành trình một góc khoảng 90 độ.
Khi hết hành trình nó sẽ dừng lại. Trục của phần điều khiển sẽ kết nối với trục của van bi điều khiển khí nén, van bướm… Nếu là van bi thì sẽ làm bi quay theo với 1 góc 90 độ, nếu là van bướm sẽ làm cánh bướm quay theo một góc 90 độ. Van lúc này sẽ chuyển đổi trạng thái từ đóng sang mở với loại van thường đóng và ngược lại từ mở sang đóng với van thường mở.
Khi chúng ta điều khiển ngắt dòng khí đang được cung cấp, trục của phần điều khiển, trục của van sẽ về vị trí cũ và hoạt động của van sẽ về trạng thái ban đầu: thường đóng, thường mở.
Cấu tạo của van điều khiển bằng khí nén
Cấu tạo của van điều khiển bằng khí nén gồm các bộ phận chính như: thân van, ty van, trục van, động cơ… Tất cả đều được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu với tỉ lệ chính xác, đồng bộ để dễ dàng ăn khớp với nhau.
Van chia làm hai thành phần chính:
- Phần van cơ thông thường: Đây là phần kết nối với đường ống dẫn để tạo ra trạng thái mở cửa, đóng cửa của van. Trên thị trường có rất nhiều loại van cơ nhưng thường sử dụng nhiều nhất đó là: Van bi, van bướm, van cửa, van cầu.
- Phần điều khiển: Đây là bộ phận quan trọng vì nó điều khiển hoạt động của van. Nó hoạt động nhờ và áp suất của khí nén được cung cấp.
Tùy vào môi trường làm việc mà khách hàng chọn van làm bằng gang, inox, thép, nhựa…Khi lựa chọn van này, khách hàng cần chú ý đến: chất liệu của van là thép hay gang, áp lực làm việc, áp lực tối đa, nhiệt độ làm việc, môi trường làm việc, không gian lắp và kiểu lắp đặt, xuất xứ và hãng sản xuất.
Các loại van điều khiển bằng điện
Các loại van điều khiển khí nén bằng điện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và nó phù hợp với mọi hệ thống, yêu cầu.
Một số loại van điều khiển bằng điện thông dụng trên thị trường hiện nay như:
- Van cầu điều khiển bằng điện loại điều khiển on/off, van cầu điều khiển bằng điện loại điều khiển tuyến tính.
- Van cánh bướm điều khiển bằng điện
- Van bi điều khiển bằng điện
- Van 3 ngã điều khiển bằng điện loại tuyến tính hoặc loại on/off.
Nguyên lý hoạt động van điều khiển bằng điện
Mọi hoạt động của loại van này đều được điều khiển, chi phối bằng điện. Điện được cấp từ nguồn đến bộ điều khiển của van điện.Dòng điện này có thể 220v hoặc 24v tùy vào đặc điểm của hệ thống.
Điện sẽ được truyền đến cho motor xoay và các tín hiệu điều khiển, cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ. Tuy theo loại van và thiết kế mà motor của van sẽ xoay theo bên trái hoặc bên phải để truyền động đến trục của van.Nếu là van thường đóng thì cửa van sẽ chuyển từ đóng sang mở để dòng khí nén đi qua. Nếu là van thường mở thì van sẽ chuyển từ mở sang đóng, ngăn dòng khí.Khi ngắt điện, van sẽ trở về trạng thái ban đầu nhanh chóng nhất.
Cấu tạo của các loại van điều khiển bằng điện
Xét một cách tổng thể và khách quan thì van sẽ bao gồm 2 phần chính đó là: Phần điều khiển điện và phần thân van. Nhưng có một số người thì lại chia thành: bộ điều khiển tuyến tính, thân van, motor van. Van có thể thích hợp với hệ thống dùng điện một chiều 24v hoặc điện xoay chiều 220v.
Khác biệt giữa van điều khiển tuyến tính – On/off
Trước hết van tuyến tính và van điều khiển on/off đều là những van khí nén điều khiển bằng điện, bằng khí nén phục vụ trong hệ thống khí nén.
Van điều khiển on/off là loại van có thể nhận tín hiệu khí nén, tín hiệu điện. Và từ đó, bộ điều khiển của van xuất tính hiệu đóng 100% (off), mở 100% (on) theo đúng hành trình của van. Trong khi đó, van điều khiển tuyến tính là loại van đặc biệt hơn khi có thể nhận được tín hiệu analog, giúp van có thể đóng mở 0% – 100% theo đúng tín hiệu xuất ra từ bộ điều khiển của van. Van được dùng trong các xưởng, nhà máy nhiều hơn. Qua van, người vận hành có thể kiểm soát được lưu lượng, áp lực, nhiệt độ của dòng lưu chất.
Tùy thuộc vào yêu cầu thực tế mà khi chọn van khách có thể cân nhắc loại tuyến tính hay on/off.
Top 4 thương hiệu van điều khiển chất lượng tại Valvelink
Van điều khiển Zetkama
Van điều khiển zetkama Ba Lan là loại van thuộc một trong những loại van công nghiệp mà hệ thống ống dẫn trong nhà máy thường sử dụng.
Sản phẩm | Thông số kỹ thuật |
|
Van điều khiển Donjoy
Van điều khiển Donjoy là một dòng sản phẩm chất lượng cao, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.
Sản phẩm | Thông số kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
Van điều khiển Samyang
Van điều khiển Samyang Hàn Quốc là một trong những loại van công nghiệp có thể nhận tín hiệu điều khiển on/off hoặc tín hiệu tuyến tính đóng mở theo tỷ lệ.
Sản phẩm | Thông số kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Van điều khiển BKV
Van điều khiển BKV Thổ Nhĩ Kỳ là một loại van được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng hoặc khí.
Sản phẩm | Thông số kỹ thuật |
|
|
|
Valvelink nhà phân phối hàng đầu Việt Nam, với hơn 13 năm kinh nghiệm nhập khẩu và cung cấp các loại Van điều điển chất lượng, uy tín chính hãng có sẵn, đủ size, đầy đủ CO CQ, ship toàn quốc. Hỗ Trợ Sau Bán Hàng !